Môi trường sống và dân số Người tinh khôn

Bài chi tiết: Nhân khẩu học
Thống kê dân số[n 1]
  •   1.000+ triệu
  •   200–1.000 triệu
  •   100–200 triệu
  •   75–100 triệu
  •   50–75 triệu
  •   25–50 triệu
  •   10–25 triệu
  •   5–10 triệu
  •   <5 triệu
Dân số thế giới8 tỷ
Mật độ dân số16/km2 (41/sq mi) trên tổng diện tích
54/km2 (140/sq mi) trên diện tích mặt đất
Các thành phố lớn nhất[n 2]Tokyo, Delhi, Thượng Hải, São Paulo, Thành phố Mexico, Cairo, Mumbai, Bắc Kinh, Dhaka, Osaka, New York-Newark, Karachi, Buenos Aires, Trùng Khánh, Istanbul, Kolkata, Manila, Lagos, Rio de Janeiro, Thiên Tân, Kinshasa, Quảng Châu, Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, Moscow, Thâm Quyến, Lahore, Bangalore, Paris, Jakarta, Chennai, Lima, Bogota, Bangkok

Các khu định cư sơ khai của con người thường lệ thuộc rất nhiều vào khoảng cách đến nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để duy trì sư sống, chẳng hạn như quần thể động vật mồi hoặc đất canh tác để trồng trọt và chăn thả gia súc.[91] Con người hiện nay có khả năng thay đổi môi trường sống bằng nhiều phương pháp như công nghệ, thủy lợi, quy hoạch đô thị, xây dựng, phá rừngsa mạc hóa.[92] Song các khu định cư của họ vẫn dễ bị tổn hại trước thiên tai, nhất là những khu định cư có chất lượng cơ sở hạ tầng kém và tọa lạc tại vị trí địa lý nguy hiểm.[93] Sự quần cư và thay đổi môi trường sống của con người thường được thực hiện với mục đích nhằm bảo hộ, tích lũy tiện nghi hoặc của cải vật chất, mở rộng nguồn thức ăn sẵn có, cải thiện thẩm mỹ, nâng cao kiến ​​thức hoặc tăng cường trao đổi tài nguyên.[94]

Con người là động vật dễ thích nghi mặc dù khả năng chịu đựng của họ đối với các môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất không hề cao.[95] Nhờ các công cụ tiên tiến, con người đã có thể tăng cường khả năng thích ứng với các mức nhiệt độ, độ ẩm và độ cao.[95] Sở dĩ bởi vậy, con người đã trở thành loài toàn cầu có thể sống ở đủ kiểu môi trường như rừng mưa nhiệt đới, sa mạc khô cằn, vùng cực lạnh giá và các thành phố ô nhiễm nặng; trái lại, hầu hết sinh vật chỉ sống được trong một số khu vực địa lý nhất định bởi khả năng thích nghi hạn chế của chúng.[96] Tuy nhiên, dân số loài người phân bố bất đồng đều trên bề mặt Trái Đất, biến động từ vùng này sang vùng khác, và vẫn tồn tại những khu vực rộng lớn gần như không có bóng người ở, ví dụ như Nam Cực và các vùng đại dương.[95][97] Phần lớn dân số loài người (61%) phân bố ở Châu Á; phần còn lại phân bố giảm dần lần lượt ở Châu Mỹ (14%), Châu Phi (14%), Châu Âu (11%) và Châu Đại Dương (0,5%).[98]

Trong vòng vài thế kỷ trở lại đây, con người đã khám phá những môi trường đầy thủ thách như Nam Cực, biển sâukhông gian vũ trụ.[99] Sự cư trú của con người trong những môi trường thù địch này rất hạn chế và tốn kém, thường chỉ dành cho các sứ mệnh khoa học, quân sự hoặc công nghiệp.[99] Con người đã đổ bộ lên Mặt Trăng và sử dụng các loại tàu vũ trụ robot để nghiên cứu các thiên thể.[100][101][102] Kể từ đầu thế kỷ 20, con người đã đặt các trạm nghiên cứu lâu dài ở Nam Cực, và kể từ năm 2000, thành lập Trạm Vũ trụ Quốc tế để cư trú trên không gian.[103]

Con người và những giống loài được họ thuần hóa chiếm 96% tổng sinh khối của tất cả động vật có vú trên Trái Đất. Sinh khối những loài thú hoang dã chỉ chiếm vỏn vẹn 4% còn lại.[104]

Dân số vào thời điểm nông nghiệp lần đầu xuất hiện (khoảng năm 10.000 TCN) được ước tính rơi vào khoảng từ 1 triệu đến 15 triệu người.[105][106] Khoảng 50-60 triệu người sống trong lòng Đế chế La Mã thống nhất đông tây vào thế kỷ thứ 4 CN.[107] Bệnh dịch hạch, lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ 6 CN, đã tiêu diệt 50% dân số loài người. Nạn dịch kinh hoàng nhất phải kể đến đó là cái chết Đen, gây ra cái chết của 75–200 triệu người tính riêng ở Âu-Á và Bắc Phi.[108] Dân số loài người có lẽ đã đạt ngưỡng 1 tỷ người vào năm 1800. Kể từ đó tăng trưởng theo cấp số nhân, đạt 2 tỷ người vào năm 1930 và 3 tỷ người vào năm 1960, 4 tỷ người vào năm 1975, 5 tỷ người vào năm 1987 và 6 tỷ người vào năm 1999.[109] Dân số thế giới vượt ngưỡng 7 tỷ người vào năm 2011 và vào năm 2020 đã đạt 7,8 tỷ.[110] Tổng sinh khối carbon của toàn thể loài người trên Trái đất vào năm 2018 được ước chừng ở mức 60 triệu tấn, gấp gần 10 lần sinh khối của tất cả các loài thú chưa được thuần hóa.[104]

Năm 2018, 4,2 tỷ người (55%) sống tập trung tại các khu vực thành thị, hơn hẳn con số 751 triệu người vào năm 1950.[111] Các khu vực đô thị hóa nhất lần lượt là Bắc Mỹ (82%), Mỹ Latinh (81%), Châu Âu (74%) và Châu Đại Dương (68%). Dân số Châu Phi và Châu Á chiếm gần 90% tổng số 3,4 tỷ người còn sống ở nông thôn trên toàn cầu.[111] Người dân sống ở đô thị thường phải đối mặt với nhiều vấn đề chẳng hạn như ô nhiễmtệ nạn xã hội,[112] đặc biệt phổ biến ở các khu ổ chuột nội thành hoặc ngoại thành. Con người đã tác động một cách đáng kể đến môi trường xung quanh. Họ là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, hiếm khi bị các loài khác săn mồi.[113] Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, khai khẩn đất đai, tiêu dùng quá mức và thải nhiên liệu hóa thạch đã tàn phá môi trường. Những vấn nạn đó là nguyên nhân khiến bao dạng sống khác bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng,[114][115] và gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu,[116] rồi càng đẩy nhanh Tuyệt chủng Holocen.[114][117]